Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa là người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học và Tổ quốc, người đã biến tình yêu thành sức mạnh, sức chiến đấu mãnh liệt, góp phần không nhỏ vào công cuộc cách mạng giải phóng đất nước và cống hiến cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà.
Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam - Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), vusta.vn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988).
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiếu tại Đại học Quốc gia Úc mới đây công bố phát hiện đột phá có thể giúp cách mạng hóa công nghệ năng lượng mặt trời.
Hơn 10 năm qua, bình quân mỗi năm Quỹ đã trao giải cho khoảng 1.000 người/năm, tức là đã có hơn 10.000 người được nhận giải, góp phần động viên họ, khuyến khích họ quyết tâm sáng tạo, cống hiến cho đất nước.
Giáo sư Trần Đức Vân, nguyên Viện trưởng Viện Toán học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1951 tại làng Huỳnh Thượng, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GS. TSKH Đỗ Trần Cát sinh ngày 20 tháng 01 năm 1942 trong một gia đình nho học tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng nguyên quán là xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Thời niên thiếu Anh Đỗ Trần Cát học ở trường làng, trường cấp 2 Phùng Hưng và trường Nguyễn Gia Thiều và trường cấp 3 Nguyễn Trãi Hà Nội. Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông Anh được cử đi học đại học tại thành phố Naltrich và Kiev thuộc Liên Xô cũ. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc và được thày giáo là Viện sĩ Viện HLKH Ucraina A.A. Sitenko đề nghị chuyển tiếp là NCS, Anh xung phong về nước công tác theo lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Đảng và làm cán bộ giảng dạy Bộ môn Vật lý của trường ĐHBK Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu.
GS. TSKH Nguyễn Châu được cộng đồng nghiên cứu vật liệu từ, từ học ở Việt Nam và châu Á đánh giá là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này, đặc biệt là các vật liệu ferit, perovskit, vật liệu từ nano tinh thể… Tính đến nay, ông đã làm chủ nhiệm trên 40 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và cùng các cộng sự công bố 350 công trình nghiên cứu, trong đó gần 100 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Năm 2005, ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với công trình Một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu vật liệu từ tính: Ferit, perovskit, vật liệu từ vô định hình và vật liệu từ có cấu trúc nano. Ông cũng đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng B; Huân chương Lao động hạng: Nhất, Nhì, Ba; danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc.
Lê Quý Đôn là người có tư tưởng cải cách tiến bộ hoài bão. Ông để lại di sản lập ngôn đến 50 bộ sách, với hàng trăm quyển, gồm cả khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.
Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16-9-1909, tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông người xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Cụ Nguyễn Văn Cát – thân phụ của ông rất chăm đến việc học hành của con từ tấm bé. Ông lại thông minh khác thường và rất siêng học.
Văn bản mới
LIÊN KẾT CÁC HỘI
Bản quyền: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: Đường Đỗ Nhuận - TP. Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0232.3851031 Website: lienhiephoi.vn - Email: lienhiephoi.qb@gmail.com