DANH MỤC
Liên kết website 


LIÊN KẾT WEBSITE 





LỊCH THỜI GIAN 
Tháng
Năm 
Thông tin cần biết 
Mã vùng điện thoại
Mã vùng bưu chính
Số ĐT đặc biệt
Mã số ĐT quốc tế
Dự báo thời tiết
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng
Lịch tàu
Tin chứng khoán
Trực tuyến trên site 

 Khách:
 Thành viên:
 Tổng cộng
 
Môi trường - Tài nguyên
Thực trạng về môi trường sinh thái trong các đô thị lớn Việt Nam kỳ II
16.10.2013 08:48

Xem hình
Nhưng thực tế, việc quy hoạch chưa được tốt: các hồ, kênh, mương, sông ngòi trong đô thị với vai trò điều hòa và thoát nước mưa đô thị vào mùa mưa lũ ít được quan tâm bảo vệ. Tình trạng cống hóa các hệ thống thoát nước mưa trong đô thị đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và thu hẹp dùng chảy phục vụ thoát nước mưa trong đô thị, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt đô thị vào mùa mưa lũ.

IV. Về thoát nước đô thị
Về thoát nước đô thị: Ngày 14/3/2002, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 301/QĐ-BXD về việc ban hành chiến lược bảo vệ môi trường ngành xây dựng đến năm 2010. Trong đó, công tác thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị đã được quan tâm nhiều hơn, có 6 đô thị có quy hoạch thoát nước được phê duyệt (Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Phan Rang, Vinh, Biên Hòa và Thủ Dầu Một). Năm 2006, có 20 thành phố, thị xã triển khai dự án thoát nước và vệ sinh môi trường.
Nhưng thực tế, việc quy hoạch chưa được tốt: các hồ, kênh, mương, sông ngòi trong đô thị với vai trò điều hòa và thoát nước mưa đô thị vào mùa mưa lũ ít được quan tâm bảo vệ. Tình trạng cống hóa các hệ thống thoát nước mưa trong đô thị đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và thu hẹp dùng chảy phục vụ thoát nước mưa trong đô thị, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt đô thị vào mùa mưa lũ.
Hơn 20 năm, trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường đô thị đã có những chuyển biến quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển đô thị, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Nhưng nếu so sánh với thế giới và khu vực thì đô thị Việt Nam còn nhiều yếu kém. Chất lượng quy hoạch thấp, không đón trước tốc độ phát triển đô thị cho dài hạn, dẫn đến chắp vá; hệ thống hạ tầng luôn chạy theo tốc độ phát triển. Lúc nào, thời kỳ nào hệ thống hạ tầng cũng bị quá tải mà không khắc phục được, nhất là giao thông đô thị, bãi đỗ xe, cây xanh, công viên...đều phát triển theo yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội. Ở đây, tôi chỉ dám nêu những thách thức trong lĩnh vực cấp, thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường đô thị. Hà Nội bị úng ngập sau những trận mưa lớn, mưa dài ngày, như vụ lụt năm 2008. Thành phố Hồ Chí Minh bị úng ngập khi có mưa to và khi có triều cường lên.
Phần lớn, các đô thị đều có hệ thống thoát nước chung cho cả mặt nước và nước thải; hầu hết nước thải đều chưa được xử lý hoặc mới chỉ được xử lý sơ bộ chưa đạt tiêu chuẩn quy định; hầu hết các đô thị đều thiếu hệ thống thu gom và các trạm xử lý nước thải tập trung. Đến nay, cả nước mới có 17 đô thị có trạm xử lý nước thải, độ che phủ mới chỉ đạt 10- 15% diện tích nội đô, có 11 đô thị khác đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
1. Cây xanh đô thị
Hệ thống cây xanh, công viên đô thị còn chưa được quan tâm đầu tư; tỷ lệ đất cây xanh, công viên đạt rất thấp so với tiêu chuẩn quy định (Hà Nội 5,3m2/người); hệ thống khung thiên nhiên trong đô thị như: địa hình, mặt nước (sông, hồ) bị suy giảm.
Đà Nẵng, đã đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh như: khu công viên Khuê Trung, Công viên biển cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, các khu cây xanh gắn với trung tâm thể thao giải trí ở khu vực quân Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Bà Nà - Suối mơ, ven sông Hàn, đường 2/9, đường cách mạng tháng tám...
- Hình thành các công viên rừng và bảo tồn thiên nhiên tại Sơn Trà, Phước Tường, Bà Nà - Núi Chúa, Đồng Nghệ...
- Chỉ tiêu đất cây xanh đô thị :8-10 m2/người, được xác định và dành đất tại các đồ án quy hoạch.
2. Về đa dạng sinh học.
Việt Nam nói chung và các đô thị lớn nói riêng, nằm ở vùng nhiệt đới được coi là trung tâm có mức đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
* Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội, hiện có 3 khu rừng đặc dụng, đó là rừng quốc gia Ba Vì, rừng đặc dụng Hương Sơn, rừng Sóc Sơn với sự đa dạng về hệ sinh thái và sự đa dạng về các loại động thực vật. Mục tiêu của thành phố phấn đấu đến năm 2015 độ che phủ của rừng phải đạt từ 70-75 %. Định hướng đến năm 2020, thành phố Hà Nội phải bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về giống, loài, nguồn gien, sinh vật và hệ sinh thái phong phú; giảm thiểu các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và các đe doa khác đến đa dạng sinh học nhằm góp phần phát triển kinh tế - ã hội, nâng cao mức sống cho người dân khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp các dịch vụ môi trường của thành phố. Để thực hiện được những mục tiêu trên, thành phố Hà Nội đã đưa ra những giải pháp nâng cao nhân thức của mọi người dân, các tổ chức về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, tham gia bảo tồn, sử dụng đa dang sinh học như: hoàn thiên hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tư nâng cấp các khu bảo tồn thiên nhiên...
Đất đai, khí hậu Hà Nội thích hợp nhất với nhiều loại cây trồng từ nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới (rau, hoa, quả, củ khoai tây thích hợp vụ đông). Nhiều loại cây rừng bản địa hay du nhập phát triển rất tốt trên đất Hà Nội. Nhà nghiên cứu thực vật Hà nội, giáo sư Vũ Quang Chuyên bước đầu đã thống kê, giám định được 1049 loài cây trồng có mặt trên địa bàn Hà Nội, tuyệt đại đa số là cây bản địa, cây rau màu thực phẩm.
Theo tập 6, Bách khoa thư Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Đức Khiển chủ biên cho thấy

 

- Hà Nội có 411 loại cây
- Cây trồng làm cảnh có hoa đẹp
32 loại
- cây trồng thành bồn ở các vườn hoa gồm
20 loại
- cây có hoa đẹp thường gặp
52 loại
- cây có hoa đẹp ít gặp
27 loại
- Hoa nhập nội
4 loại
- Một số cây nhầm lẫn với lan
4 loại
-Dây leo làm cảnh
30 loại
- Cây bụi
37 loại
- Cây làm hàng rào
26 loại
- Cây gô
87 loại
- Cây gô trồng làm cảnh
58 loại
- Danh mục cây lưu niệm Hà Nội
77 loại
- Danh mục cây bóng mát
148 loại
- Cây ăn quả hà Nội
76 loại
- Danh mục một số cỏ thường gặp ở Hà Nội
62 loại
- Cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc
34 loại

 

Ngoài ra Hà Nội còn có nhiều vườn hoa công viên vui chơi, tập thể dục của nhân dân. Đặc biệt, là của các cụ già và thanh thiếu nhi:
- Công viên Thống Nhất
- Công viên tuổi trẻ
- Công viên Lý Công Uẩn
- Công viên Lê Nin
- Công viên Chí linh (indiraGandi)
-Vườn bách thảo
-Vườn thủ lệ
- Vườn hoa Parteur
Rất nhiều địa điểm để mọi người nghỉ ngơi, du lịch cuối tuần như: suối Hai, Đồng Mô, Ngải Sơn, Sóc Sơn, Sơn tây...
a. Số lượng loài và số lượng cá thể trong các chuồng nuôi tại vườn thú Hà Nội
Hiện nay, vườn thú hà nội đang nuôi dưỡng gần 600 cá thể động vật, thuộc 93 loài được nuôi dưỡng trong 48 chuồng. Trong đó, có 36 loại thú, 48 loài chim, 9 loại bò sát, lưỡng cư. Bao gồm 163 con thú, 490 con chim và 30 con bò sát, lưỡng cư (chưa kể số lượng về cá).
Còn một số khía cạnh chưa hợp lý ở vườn thú Hà Nội, ở một số chuồng đang nuôi chung một số loài và số cá thể quá lớn như: Chuồng chim tổng hợp (chuồng số 3) nuôi nhốt chung trên 10 loại với 64 cá thể (tuy có phân ra một số ngăn). Trong đó, có nhiều nhóm sinh thái rất khác nhau như chim nước (già đẫy, cò, xít...), chim rừng (cu gáy, các loài gà...), chuồng chim nhỏ (chuồng số 20) nhốt 76 con của nhiều loại trên diện tích 27 m2, chuồng khỉ vành (chuồng số 45) nhốt 16 cá thể trên diện tích 32,5 m2.
b. Hiện trạng chuồng nuôi động vật
Vườn thú Hà Nội, hiện nay có 48 chuồng nuôi động vật với tổng diện tích 12056 m2 (trong đó có một khu cách ly) được đánh số từ 1 đến 48. Dưới đây, là danh sách các loại thú đang được nuôi tại vườn thú Hà Nội.

 

vọc xám
Gà cảnh
Gà lôi vằn
Cầy mực
Rùa
quạ đen
Chim nhỏ
báo gấm
Chim tổng hợp
Mèo cảnh
Gà lôi lam
voi
Đà Điểu
gà tre
Khỉ vàng
Thú ăn thịt lớn (hổ, sư tử, gấu)
Yểng
kền kền
nhím
khướu
Sóc bụng đổ
công
khỉ mặt đỏ
Nai
Ghép hươu
Khỉ đuôi dài
Khỉ mốc
Hươu
Mèo rừng
Cầy vòi đốm
Dê, cừu
ngựa hoang
Beo lửa
Hoẵng
Bò tót
Lửng chó

 

Vườn quốc gia Ba vì (Bavi national Park) được thành lập ngày 18/12/1991 nằm trong địa phận huyện Ba vì, Hà Nội. Tổng diện tích quản lý 7.337 ha. Thảm thực vật gồm 3 kiểu: rừng kín thường xanh ẩm ,á nhiệt đới, núi thấp. Hệ thực vật phong phú gồm: 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Trong đó, cây quý hiếm có 8 loài, cây thuốc so 196 loài, cây đặc hữu của Ba Vì có hai loài: Cà lồ Ba Vì và Bời lời Ba Vì. Hệ động vật gồm 113 loài chim thuộc 17 bộ, 17 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát, 86 loài côn trùng, 45 loài thú thuộc 10 bộ, trong đó có 9 loài được coi là quý hiếm và đưa vào Sách đỏ Việt nam: Culi lớn, chồn bạc má Bắc, gấu ngựa, cầy ngựa, cầy vừng, cầy mực, sơn dương, tê tê vàng, sóc bay, trâu và sóc đen.


(Theo vusta.vn)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email





Gửi tin
Lên đầu trang
Văn bản mới 
LIÊN KẾT CÁC HỘI 
Bản quyền: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: Đường Đỗ Nhuận - TP. Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0232.3851031
Website: lienhiephoi.vn - Email: lienhiephoi.qb@gmail.com