DANH MỤC
Liên kết website 


LIÊN KẾT WEBSITE 





LỊCH THỜI GIAN 
Tháng
Năm 
Thông tin cần biết 
Mã vùng điện thoại
Mã vùng bưu chính
Số ĐT đặc biệt
Mã số ĐT quốc tế
Dự báo thời tiết
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng
Lịch tàu
Tin chứng khoán
Trực tuyến trên site 

 Khách:
 Thành viên:
 Tổng cộng
 
Khoa học XH&NV

Áp dụng triệt để công nghệ, chuyển đổi số để phát triển bền vững ngành Du lịch

(TTCNTT) - Sáng nay (8/1), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự và chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ VHTTDL. Xem tiếp...

Phát hiện miếng vàng hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long

Mảnh vàng hình rồng và hoa sen phát hiện phát hiện lần này được cho là phụ kiện đính trên mũ hoặc trang phục của nhà vua.Xem tiếp...

Ngô Đình Nhu nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938 - 1946

Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết đến nhân vật Ngô Đình Nhu ( 1910 –1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt chế độ “gia đình trị” của anh em nhà họ Ngô. Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách,phim truyền hình… của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai trò của một “cố vấn chính trị”. Nhưng ngoài vai trò đó, rất ít người biết rằng Ngô Đình Nhu còn là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên Cổ tự, đó chính là trường Cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes). Cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay. Trong khuôn viên đẹp đẽ, sang trọng của Trung tâm lưu trữ quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt có một biệt thự sang trọng hiện đang dùng làm kho lưu trữ trung chuyển, đó chính là ngôi biệt thự nghỉ cuối tuần của hai vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thuở nào. Lịch sử sẽ đánh giá đầy đủ hơn về Ngô Đình Nhu với tư cách là người hoạt động chính trị, còn bài viết này chỉ xin được cung cấp một số thông tin về Ngô Đình Nhu qua những hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1938 -1946(1).Xem tiếp...

Quan hệ tương tác giữa tri thức dân tộc với tri thức bản địa

Ngoài trừ những bí truyền, di sản văn hoá bao giờ cũng là giá trị sáng tạo chung của nhân loại. Với ý nghĩa đó, không thể có một “chủ nghĩa biệt lập” trong sáng tạo, bảo tồn và cả sự thụ hưởng các giá trị văn hoá. Di sản văn hoá của một quốc gia bao giờ cũng là sự tích tụ và hợp luyện các giá trị văn hoá của các vùng miền. Tính đặc thù về văn hoá của mỗi địa phương từng góp phần tạo nên sắc thái văn hoá đa dạng của quốc gia đó. Đọc Dư địa chí của Nguyễn Trãi(1) hay Phủ biên tạp lục(2), Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn đến Lịch triều hiến chương loại chí(3) của Phan Huy Chú… đều thấy hiển hiện lên chiều sâu tri thức, năng lực tích hợp và tư duy phân tích của các bậc trí giả về mối quan hệ chung, riêng của một nền văn hoá chung, thống nhất. Khảo cứu các công trình đó chúng ta cũng thấy, trữ lượng tri thức, văn hoá và đóng góp của các vùng, địa phương đối với văn hoá dân tộc là rất to lớn(4).Xem tiếp...

Biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam thiệt hại 30 tỷ USD

Nếu không có những biện pháp giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam tổn thất lên đến 11% GDP vào năm 2030, tương đương hơn 30 tỷ USD - theo báo cáo “Giám sát tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 2012 – Trường hợp nghiên cứu Việt Nam” được đưa ra chiều 10/1 tại Hà Nội.Xem tiếp...

Đô thị hóa thế giới: Những hy vọng và đe dọa

Từ nay, trên thế giới cứ hai người thì có một thị dân. Nếu như một số người sợ người nghèo đông đúc lên, tăng ô nhiễm thì người khác lại cho cuộc sống đô thị là nguồn gốc của chất lượng sống và gìn giữ môi trường.Xem tiếp...

Những phát hiện khảo cổ 2012: Bát đĩa Phật giáo ở Hoàng thành

Một loại bát đĩa sứ có hình dáng 8 cạnh, trong lòng in 8 chữ Hán được cho là đồ dùng trong Hoàng cung và có liên quan đến Phật giáo.Xem tiếp...

Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chứng minh một điều, cường quốc lớn vẫn có thể ngã quỵ trước sức mạnh dân tộc.Xem tiếp...

Phát hiện mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cần sự thẩm định của cơ quan chức năng

hà sử học Ngô Đăng Lợi (Ủy viên Ban chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) cho rằng: Việc Hội đồng Nguyễn tộc ngành Út Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thông báo đã tìm được mộ của cụ tổ tại khu vực như trên bằng phương pháp ngoại cảm là chưa có căn cứ khoa học.Xem tiếp...

Tìm lại nguồn gốc vùng đất Bách Việt

Trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa các Việt tộc, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Xem tiếp...

Lễ Yến lão hay tục tôn thờ sự sống

Trên quan niệm lịch sử cơ cấu xã hội và chính trị, những nhà dân tộc học quan niệm rằng lễ yến lão hay sự kính trọng tuổi già là dư ba của chế độ lão nhân trị (gérontocratie). Chế độ này có mặt không những ở xã hội cổ Viễn Đông mà còn xuất hiện tại xã hội cổ La Mã và Hy Lạp thời liên bang thị trấn. Với quan niệm đó, Lễ yến loã tại Việt Nam từ bản chất không đơn thuần là “dư ba” lịch sử, mà nó được xây dựng trên nền tảng đạo hiếu vượt thời gian và không gian trong bản sắc dân tộc quật cường, dẫn đến tín ngưỡng tôn thờ sự sống.Xem tiếp...

Trận đánh đồn Ngọc Hồi: Quang Trung dùng bó rơm hay tấm ván?

Đồn Ngọc Hồi là một vị trí then chốt của quân Thanh ở phía Nam Thăng Long, nơi địch tập trung phần lớn binh lính tinh nhuệ, các tướng lĩnh cao cấp như Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng... là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Nam kinh thành. Xung quanh đồn được đặt địa lôi, cắm chông sắt dày đặc. Trong đồn được bố trí một hỏa lực rất mạnh.Xem tiếp...

Văn bản mới 
LIÊN KẾT CÁC HỘI 
Bản quyền: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: Đường Đỗ Nhuận - TP. Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0232.3851031
Website: lienhiephoi.vn - Email: lienhiephoi.qb@gmail.com